Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Giới thiệu sách: “Góc nhìn sử Việt”

'Góc nhìn sử Việt' - Các giai thoại của lịch sử dân tộc

Để chung tay tái hiện một cách rõ nét những mảnh ghép lịch sử dân tộc, Tủ sách “Góc nhìn sử Việt”ra mắt với mục đích xuất bản lại và xuất bản mới một cách có hệ thống các công trình, tư liệu, sách nghiên cứu, sách văn học có giá trị về lịch sử…


Việt Nam là một trong những quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời, đồng thời cũng là một trong số ít quốc gia có sự đứt gãy về mặt lịch sử - văn hóa. Thế hệ trẻ ngày nay không còn được đọc hay hiểu được những gì ông cha ta đã viết bởi mấy trăm năm trước, ông cha ta dùng chữ Hán, chữ Nôm để lưu truyền văn hóa, trí thức; đến bây giờ chúng ta dùng chữ quốc ngữ, nhiều người quan tâm đến văn hóa lịch sử nước nhà, nhưng không thể đọc được những văn bản xưa.

Giới thiệu sách, Góc nhìn sử Việt
               Những anh hùng lịch sử…

Trong trường đại học, ngoài những sinh viên theo chuyên ngành nghiên cứu về lịch sử văn hóa dân tộc, còn lại đại bộ phận học sinh, sinh viên ít hoặc không có thói quen tìm đọc nhưng thư tịch cổ của ông cha. Chính bởi những lý do cơ bản như vậy mà hiện nay rất nhiều tài liệu thư tịch cổ quý giá của ông cha ta một là nằm sâu trong các kho tàng của các viện nghiên cứu như Viện Sử học Việt Nam, Viện Triết, Viện Hán-Nôm, Thư viện Quốc gia…, hai là nằm trong các tổ chức cá nhân sưu tầm sách cổ…
Giới thiệu sách, Góc nhìn sử Việt
Các đầu sách trong bộ "Góc nhìn sử Việt" ra mắt độc giả cả nước
Để chung tay tái hiện một cách rõ nét những mảnh ghép lịch sử dân tộc, Alphabook đã triển khai xây dựng Tủ sách Góc nhìn sử Việt với mục đích xuất bản lại và xuất bản mới một cách có hệ thống các công trình, tư liệu, sách nghiên cứu, sách văn học có giá trị… về lịch sử, bước đầu hình thành nên Tủ sách Di sản ở quy mô lớn hơn; với mong muốn xây dựng lại một nguồn tài liệu phong phú, đa dạng, chất lượng, cho các cơ quan, tổ chức, trường học, thư viện, các trung tâm nghiên cứu và cá nhân có tâm gìn giữ vốn quý của dân tộc.
Tủ sách Di sản sẽ được triển khai theo các giai đoạn: Giai đoạn 1 (1,5-2 năm):  Tái bản 100 tựa sách là các tiểu thuyết lịch sử, dã sử, truyện danh nhân, nhân vật lịch sử, sách kiến thức phổ thông, đơn giản, dễ hiểu phù hợp với đại bộ phận tầng lớp bạn đọc, khoảng 200- 300 trang - Tên gọi Tủ sách Góc nhìn sử Việt. 
Giai đoạn 2: Tái bản những bộ sách đồ sộ, có giá trị nghiên cứu cao, đặc biệt là nguồn tài liệu tham khảo nghiên cứu cho chuyên gia, sinh viên và bạn đọc muốn tìm hiểu sâu hơn về lịch sử văn hóa dân tộc.
Giai đoạn 3: Triển khai tái bản, dịch mới thư tịch cổ Hán-Nôm. Tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của giai đoạn 1 và sự đáp ứng của thị trường, khả năng kêu gọi tài trợ.... có thể triển khai song song việc dịch, khai thác xuất bản các thư tịch Hán- Nôm.
Từ tháng 10/2014 đến nay đã có 10 đầu sách trong bộ "Góc nhìn sử Việt" ra mắt độc giả cả nước, bao gồm: Bóng nước hồ gươm (tập 1&2), Quang Trung, Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế, Nữ tướng thời Trưng Vương, Cần Vương Lê Duy Mật kháng Trịnh, Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng, Lương Ngọc Quyền, Việt Hoa thông sứ sử lược. Trong đó cuốn Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế (tác giả Nguyễn Đắc Xuân) được nhiều độc giả quan tâm nhất, bởi đây là sách mới, chứa đựng những thông tin mới.
Trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn Đắc Xuân đã đính chính lại sự nhầm lẫn cho rằng hoàng hậu Lê Ngọc Hân lấy hai vua (Quang Trung Nguyễn Huệ và Gia Long). Từ những nguồn tư liệu của ông, cuốn sách khẳng định người lấy vua Gia Long sau này là em gái hoàng hậu Lê Ngọc Hân, là Lê Ngọc Bình.
                                                                                                                      Theo Dân Trí
Nhà sách Thiên Khải xin trân trong giới thiệu đến quý độc giả bộ sách quý này, mời các bạn đón đọc: 
Giới thiệu sách, Góc nhìn sử Việt

Giới thiệu sách, Góc nhìn sử Việt

Giới thiệu sách, Góc nhìn sử Việt

Giới thiệu sách, Góc nhìn sử Việt

Giới thiệu sách, Góc nhìn sử Việt



Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

NGHIÊM KHẮC VỚI CHÍNH MÌNH, ĐỂ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI

NGHIÊM KHẮC VỚI CHÍNH MÌNH, ĐỂ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

Con người chúng ta, ai cũng muốn được sống một cuộc sống thoải mái, được hưởng thụ, thảnh thơi, không bị bó buộc vào bất cứ khuôn mẩu nào.

Chính những suy nghĩ và lối sống này đã ăn sâu vào máu của mỗi chúng ta, tạo thành một thói quen không tốt cho bản thân, sống phóng túng và dễ dãi với bản thân khiến cuộc đời của chúng ta ngày càng xa đọa, tụt dốc không phanh.
Vào những dịp đầu năm chúng ta lại cố gắng hăng hái đưa ra cho bản thân những dự định để có thể hoàn thành cho một năm tới đây như cố gắng giảm 5kg trong 3 tháng tới, hay đạt được mục tiêu lớn đó là trở thành quản lý công ty, mua xe máy, xây nhà hoặc mua chung cư, đi du lịch… Vô vàn mục tiêu mà chúng ta thường đặt ra cho năm mới để có thể thực hiện, một khởi đầu mới đầy hy vọng cho một năm suôn sẻ.
Tuy nhiên, bạn đã bảo giờ hoàn thành hết những kế hoạch mà bạn đã đề ra cho bản thân vào năm mới chưa? Hay kế hoạch lập ra mỗi năm lại thường bị bỏ qua vì nhiều lý do khác nhau. Mỗi năm, bảng kế hoạch đề ra lại là những điều mà năm cũ chưa từng thực hiện.
Hầu hết chúng ta ai cũng khó có thể thực hiện hết những dự định ban đầu. Một ví dụ như, năm 2014, một loạt những kế hoạch được đề ra; năm 2015 lại tiếp tục là kế hoạch của năm trước; năm 2016 tự nói với mình rằng nhất định phải thực hiện; năm 2017, lại tiếp tục là những điều này, vòng vo qua lại, rồi cuối cùng lại trở thành kế hoạch cho năm mới.
Cứ như thế, những mục tiêu cứ quay vòng, năm mới lại thực hiện mục tiêu năm cũ, làm bạn cảm thấy chán nản và ghét bản thân vì không thể hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.
Nếu không cố gắng, bạn dù có đang chơi đùa vui vẻ cũng không thể thỏa thích
Nếu như chúng ta không thể kiểm soát được chính bản thân mình, thì chắc chắn những ước mơ, mong muốn mà các bạn đã đề ra trước đó không bao giờ được thực hiện. Thời gian trôi qua trong thoáng chốc không chờ đợi một ai, rất nhiều công việc, dự định chúng ta muốn làm lại nhưng cứ chần chừ rồi kéo dài mãi năm này đến năm kia, đến cuối cùng lại trở về con số không.
Cuộc đời chúng ta luôn thất bại, những dự định không đạt được thì làm sao có thể vui vẻ? Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân, tự vấn lương tâm mình rằng vì sao những dự định đó lại không thành hiện thực? Suy cho cùng thì tất cả nằm ở chữ “tự kỷ luật mình”.
Ở đây xin kể một chuyện. Tiểu thuyết gia Haruki Murakami, trong khi sáng tác ông đều đặt ra yêu cầu rất nghiêm khắc cho mình. Mỗi sáng ông dậy từ rất sớm, làm việc liên tục 5 – 6 giờ và duy trì nó như một thói quen không bao giờ thay đổi.
Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Paris Review mùa hè năm 2004, ông viết: “Khi đang viết dở một cuốn tiểu thuyết, tôi thức dậy lúc 4 giờ sáng và làm việc liên tục từ 5 – 6 giờ. Buổi chiều, tôi chạy bộ khoảng 10 km, bơi 1.500m. Sau đó tôi đọc một chút và nghe nhạc. Tôi đi ngủ vào lúc 21 giờ.
Tôi giữ thói quen này mỗi ngày mà không cần thay đổi. Sự lặp lại của nó là một điều vô cùng quan trọng, như một thuật thôi miên. Tôi thôi miên bản thân mình để đạt được một trạng thái sâu sắc hơn về tâm trí.
Tuy nhiên, để lặp đi lặp lại thói quen này trong thời gian 6 tháng đến 1 năm, đòi hỏi một sức khỏe thể chất và tinh thần rất tốt. Và như vậy, viết một cuốn tiểu thuyết dài giống như một bài luyện tập sống, sức mạnh thể chất cũng cần thiết như sự nhạy cảm về nghệ thuật”.
Dậy sớm và đi ngủ trước 10 giờ tối, không ăn khuya, thường xuyên đi dạo và đặt ra kỷ luật viết lách nghiêm túc, Murakami đã có được thành công nhờ tài năng và cả sự khổ luyện.
Tự nghiêm khắc với mình, nó có thể là một điều nhàm chán, nhưng nó không bao giờ là vô ích. Tự kỷ luật mình, có thể mang đến cho bạn một cuộc đời “cao cấp”.
                                                                                                                                                          Haruki Murakami

Kinh nghiệm dạy con: HÃY NGƯNG XẢ RÁC VÀO TÂM HỒN CON TRẺ

HÃY NGƯNG XẢ RÁC VÀO TÂM HỒN CON TRẺ




Hàng ngày, dù là ở viện, tôi vẫn thường nghe thấy những người lớn xung quanh “xả rác” vào chính đứa con của họ. Tôi tự hỏi, liệu cha mẹ chúng có biết được hậu quả nghiêm trọng đằng sau những câu nói ấy hay không ? Nào thì…

1. Nó hư lắm, nhìn vậy chứ nó quậy phá không ai chịu nổi.
2. Cái mặt nó cứ lì lì vậy đó. Về nhà là quậy thôi rồi.
3. Nó yếu ớt lắm. Mệt mỏi với nó vô cùng.
4. Nó yếu lắm. Chỉ cần thay đổi thời tiết 1 xíu là nó bệnh à.
5. Nó chẳng chịu ăn uống gì cả. Nó không ăn được rau, nó không ăn thịt đâu, bỏ vô là nó nhè à, con này cứ ăn no là ói ......

Và liệt kê ra phải hàng ngàn hàng tỷ những câu từ tiêu cực mà bạn đang rót vào tai con mỗi ngày. Hãy lưu ý giúp tôi rằng, chỉ cần nghe 1 lần thôi là con đã ghi nhận mình là người như thế. Huống gì hàng ngày, chúng ta lại cứ nhắc đi nhắc lại như thế, lâu dần sẽ ghim vào suy nghĩ của con trẻ.

Bạn thử nghĩ xem con bạn sẽ lớn lên như thế nào khi xung quanh toàn những lời trách mắng, than phiền, có ai thành công giàu có và hạnh phúc khi sống trong gia đình xung đột .....

Hôm nay tôi xin phép đưa ra 1 vài gợi ý nhỏ. Cha mẹ nào thấy phù hợp thì LƯU về dùng cho “công cuộc nuôi dạy con” của mình nhé.

Cuộc đời không có đúng sai. Vì vậy những điều này có thể phù hợp với người yêu con nhưng với người khác thì được cho là "rách việc ", cơm áo gạo tiền đã mệt rồi còn “thủ thỉ” mấy lời ong bướm này với con thì lấy đâu ra thời gian

HỆ THỐNG CÂU NÓI CẦN NÓI VỚI CON MỖI NGÀY

1. Con là 1 người đặc biệt. Con rất tuyệt vời
2. Con mạnh mẽ, tự tin, con thông minh
3. Con là đứa trẻ tốt bụng, con luôn mang lại niềm vui cho mọi người
4. Con có 1 trái tim yêu thương: con yêu thương ba mẹ, con yêu thương ông bà. Con yêu thương anh chị...
5. Con luôn biết giúp đỡ người khác.
6. Con rất năng động, nhiệt huyết và chân thành.
7. Con luôn biết ơn những gì con nhận được. Con đã không quên cảm ơn mỗi khi nhận được quà từ ông bà, cha mẹ…
8. Con có nụ cười rất đẹp, con luôn mang nó tặng cho mọi người.
9. Con rất thích đi học đúng không nào? Con rất thích đọc sách, thích tìm tòi khám phá sự vật xung quanh mình đúng không nào?
10. Con rất ngoan ngoãn, lễ phép với người lớn
11. Cha mẹ luôn tự hào về con
...........

Hãy dành 5 phút cho con trước giờ đi ngủ, cùng tổng kết lại xem hôm nay con đã làm được những gì và thủ thỉ cho con nghe những câu nói tuyệt vời . Tôi tin rằng sau 7 ngày kì tích sẽ xảy ra.

Giới thiệu Sách: Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận

Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận: Biết Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ

“Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Ngoài học trên sách vở, con người còn phải học những kĩ năng giao tiếp, ứng xử để có thể thành công trong cuộc sống. Ta không thể nào áp những tri thức dài dòng trong sách vở vào những tình huống giao tiếp bất ngờ trong cuộc sống mà thay vào đó là cách ăn nói thật khéo léo, thông minh. Những người thành công trong cuộc sống đều đạt được điều họ muốn nhờ khả năng ăn nói khôn ngoan. Một lời từ chối khéo léo dù là từ chối nhưng sẽ làm vừa lòng người nhờ vả hơn là một lời từ chối thẳng toẹt.

Giới thiệu Sách, Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận"
Không ai sinh ra là đã khéo ăn, khéo nói mà đó là cả quá trình tập luyện. “Nói thế nào để được chào đón, làm thế nào để được ghi nhận” do Trịnh Tiểu Lan chủ biên và dịch bởi Thu Trần, một cuốn sách tích hợp những kinh nghiệm được bởi những bậc thầy giao tiếp sẽ giúp bạn có cách nói khiến người ta tâm phục khẩu phục. “Hãy học hỏi từ các bậc thầy chiến lược, nghe họ nói, xem họ làm, rồi bạn sẽ tỏa sáng”.

Nói thế nào để được chào đón

1. Căn cứ vào thân phận, địa vị của đối phương để nói chuyện 

Tục ngữ có câu “Liệu cơm gắp mắm”, chúng ta khi nói chuyện cần căn cứ vào thân phận, địa vị của đối phương để phù hợp với lễ nghi xã giao cơ bản và nhu cầu tâm lý của người nghe. Trong các trường hợp khác nhau, trước những đối tượng khác nhau, thì ta sẽ có những thân phận và địa vị khác nhau, vì vậy cách đối xử với từng người cũng khác. Ví dụ ở nhà, bạn có thể là phụ huynh nghiêm khắc, nhưng trong công việc, địa vị của bạn được quyết định bởi chức vụ hoặc mức độ coi trọng của mọi người trong cơ quan
2. Căn cứ vào biểu cảm khuôn mặt của đối phương để nói chuyện
Nếu chúng ta hiểu được tâm lý của người khác qua biểu cảm trên khuôn mặt để nói những lời làm họ vui vẻ thì dĩ nhiên là rất tốt. Nhưng khi quan sát biểu cảm của đối phương không nên nhìn chằm chằm vào đối phương khiến họ mất tự nhiên. Hơn nữa nên căn cứ vào biểu cảm của đối phương và nhanh chóng đưa ra phản ứng. Chẳng hạn, khi bạn đang nói đi nói lại một chuyện và trông đối phương có vẻ không chú tâm thì bạn nên hiểu ý và dừng chuyện đó lại và đổi đề tài khác để cuộc nói chuyện tốt đẹp hơn. Biết phân tích biểu cảm khuôn mặt sẽ khiến bạn trở thành một người lịch sự, đúng mực trong giao tiếp.

3. Căn cứ vào tính cách của đối phương để nói chuyện

Người có tính cách nhiệt tình, hào sảng, ghét người khác vòng vo tam quốc, thì tốt nhất bạn nên nói thẳng, nếu không sẽ để lại ấn tượng xấu, dễ bị hiểu lầm thành người “cố làm ra vẻ” với đối phương; người tính cách hướng nội, bạn cần dẫn dắt một cách thích hợp, để đối phương nói nhiều hơn bạn, như thế bạn mới hiểu thêm thông tin về đối phương, đối phương cũng sẽ cảm thấy bạn là người thú vị; đối với người có tính cách cứng nhắc, ngoan cố, bạn không được lấy đá chọi đá mà cần phải khéo léo từng bước. Tóm lại, chúng ta phải căn cứ vào tính cách khác nhau của mọi người để điều chỉnh phương thức nói chuyện của mình cho phù hợp.

Rèn luyện tài ăn nói để không đắc tội với người khác

1. Không cần tranh chấp để giải quyết vấn đề

Tranh chấp sẽ chỉ làm tăng thêm sự hiềm khích giữa hai bên, không thể giải quyết được vấn đề. Để cố gắng kiềm chế cảm xúc và giải quyết vấn đề, hãy thử đồng ý với sự phê bình của đối phương. Một khi bạn tiếp nhận sự phê bình của đối phương, thì đối phương sẽ nhìn bạn bằng con mắt thân thiện hơn, từ đó tiếp nhận ý kiến hợp lý của bạn. Thứ hai, nhận lỗi với thái độ tích cực. Khi bạn thừa nhận lỗi lầm, nói là mình chưa tốt, đối phương sẽ nhanh chóng ghi nhận sự tốt bụng của bạn và sẽ không tiếp tục tranh chấp với bạn nữa.
2. Có lý nhưng vẫn nhún nhường mới là người độ lượng
Không ai là hoàn mỹ cả, vì vậy chúng ta cần học cách nhượng bộ dù chúng ta có thể đúng. Có lý mà không chịu nhượng bộ thì cũng thành vô lý. Ta cần nhìn vào ưu điểm của đối phương, khoan dung với họ và họ sẽ khoan dung với ta. Biết đâu cùng một sự việc, nhưng khi ta làm cũng sẽ tệ như họ hoặc thậm chí còn hơn thế. Vì thế đừng tự cho mình là đúng mà đi oán trách, phê bình đối phương.
3. Đứng trên lập trường của đối phương để nói chuyện
Khi nói chuyện, nếu ta đứng trên lập trường của đối phương để nói chuyện thì sẽ tạo cảm giác thân thiết hơn cho đối phương, khiến họ có cảm bạn đứng cùng phe với họ.“Rất nhiều người đều quen đứng trên góc độ của mình để suy nghĩ vấn đề, căn cứ vào cách thức tư duy của bản thân để nói chuyện, như thế có thể sẽ làm tổn thương đến lòng tự trọng của đối phương. Có lẽ bạn không có ác ý, nhưng bởi bạn không cảm nhận được tâm trạng của đối phương, không suy nghĩ đến những tổn thương mà lời nói của mình, không suy nghĩ đến những tổn thương mà lời nói của mình mang lại cho đối phương, nên đối phương sẽ nghĩ bạn là người đối đầu với mình”.
4. Chú ý giữ thể diện cho đối phương
Ai cũng đều có cái “tôi” cá nhân lớn, nên đều hy vọng mình sẽ nhận được sự tôn trọng và mong thể diện của bản thân được bảo vệ, giữ gìn. Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta sẽ gặp phải những tình huống khó xử, vì thế hãy biết cách cư xử tế nhị trước nỗi khó xử của người khác. Khi người khác có nói sai, làm sai chuyện, chúng ta sẽ vờ không thấy gì, sau khi xử lý thì xong thì chúng ta hãy nhắc đến. Nhất định không được tỏ vẻ coi thường, bởi như vậy thể hiện không lịch sự.
Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ
1. Dùng ngôn ngữ cơ thể rút ngắn khoảng cách đôi bên
Trong khi trò chuyện, ngôn ngữ cơ thể thường được dùng để biểu đạt tình cảm, trạng thái. Nếu động tác của hai người có điểm giống nhau thì sẽ nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tâm lý giữa hai bên. Một số hành động có thể nhanh chóng chiếm được cảm tình của đối phương là:
(1) Nở nụ cười: Mỉm cười là phương thức trực tiếp nhất, đơn giản nhất để chúng ta nhận được sự chào đón của ai đó. Mỉm cười tạo ra cảm giác thân thiện, giúp ta dễ làm thân với nhiều người.
(2) Dang rộng đôi tay: Khi bạn dang rộng đôi tay chào đón, đối phương sẽ cảm giác thân thiết với bạn vì họ có cảm giác được đón nhận. Ngược lại, nếu bạn đứng khoanh tay hoặc ngồi im thì đối phương sẽ cảm thấy bị ghẻ lạnh, sẽ rất không vui.
2. Nói tốt câu đầu tiên
Trong giao tiếp, con người không chỉ chú ý tới ấn tượng đầu tiên về vẻ ngoài và cách ăn mặc mà còn phải chú ý tới câu đầu tiên nên nói thế nào. Nói tốt câu đầu tiên thì ấn tượng tốt đẹp của bạn sẽ lưu lại trong lòng đối phương. Bạn nên gây ấn tượng tốt bằng câu đầu tiên bằng những hành động sau:
(1) Chủ động hỏi thăm: Chủ động hỏi thăm sẽ làm đối phương cảm thấy bạn rất chân thành, nhiệt tình, nhanh chóng xua đi tâm lý đề phòng, khiến hai bên thân thiết hơn.
(2) Câu đầu tiên phải gợi được sự cộng hưởng của đối phương: Khi nói câu đầu tiên, tốt nhất là làm sao để gợi lên sự đồng tình của đối phương, khiến đối phương dễ dàng tiếp cận bạn về mặt tình cảm.
3. Người biết tìm chuyện để nói mới là người bản lĩnh
Muốn trò chuyện thoải mái với người khác thì chúng ra phải biết tìm chuyện để nói. Nhưng chủ đề nói chuyện vừa phải thú vị, vừa phải theo tâm tính của mình, vừa theo ý thích của đối phương. Muốn vậy, ta phải bắt đầu từ những thứ thân thuộc với đối phương, sau đó tiết lộ hứng thú và sở thích của bản thân một cách thích hợp. Như thế, mọi người sẽ nói chuyện càng vui vẻ hơn.
Biết ăn nói, việc dùng người không còn khó
1. Quan hệ thân thiết đến thế nào thì cũng cần phải lễ phép
“Giao tiếp là một môn nghệ thuật, mà yếu tố quan trọng đầu tiên của môn nghệ thuật này chính là phải hiểu lễ nghi."
Những lễ nghi phép tắc cần thiết trong giao tiếp:
(1) Nói chuyện phải dùng kính ngữ: “Xin mời”,”cảm ơn”,”xin lỗi”, ba câu nghe có vẻ đơn giản này lại là những câu không thể thiếu trong giao tiếp hằng ngày. Đây là những lễ nghi chúng ta đều nên tuân thủ, cho dù quan hệ thân thiết tới mức nào cũng không được bỏ qua.
(2) Căn cứ vào hoàn cảnh trước khi nói: Chúng ta không thể nói năng một cách tùy tiện, không cần biết đối phương là ai, trong hoàn cảnh nào, như thế là cực kì thiếu lịch sự. Khi nói chuyện với người trên phải cung kính, trong các trường hợp lễ nghi phải nói năng đúng chừng mực, đây đều là những điều chúng ta nên lưu ý.
(3) Từ chối người khác phải khéo léo: Khi người khác nêu kiến nghị mà chúng ta không thể đồng ý, thì không được từ chối một cách cứng nhắc, trước tiên phải bày tỏ lời cảm ơn của mình, sau đó khéo léo từ chối, như vậy mới dễ dàng mang lại cho chúng ta mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp.
2. Đưa ra vấn đề khiến người khác trả lời khẳng định
Khi chúng ta đưa ra câu hỏi cho người khác, tốt nhất đừng đưa ra câu hỏi trực tiếp khiến đối phương khó trả lời mà trước tiên hãy bắt đầu từ những câu hỏi liên quan khiến đối phương nới lỏng phòng bị.
(1) Câu hỏi quá khó để trả lời cuối cùng
(2) Sau khi nêu ra vấn đề, phải chú ý quan sát vẻ mặt của đối phương: Sắc mặt của đối phương đều có thể phản ánh vấn đề mà chúng ta nêu ra đã tạo ảnh hưởng tâm lý tới anh ta như thế nào, khi chúng ta phát hiện đối phương khó xử thì hãy thử đổi câu hỏi khác hoặc thay đổi cách đặt câu hỏi.
3. Bày tỏ suy nghĩ hay kiến nghị phải đảm bảo rõ ràng, chuẩn xác
(1) Phân tích cụ thể vấn đề: Khi đưa ra kiến nghị cụ thể, chúng ta hãy xem xét các mặt của vấn đề, xem xét một cách toàn diện, không được phán đoán chủ quan.
(2) Không được vội vàng nói: Hãy lắng nghe xem những người khác nói thế nào, sau khi tổng hợp ý kiến của người khác, mới nêu ra suy nghĩ hoặc kiến nghị có tính thiết thực.
 Những lời nhất định không được nói
1. Những lời làm tổn thương lòng tự tôn, hạ thấp nhân cách của người khác cần hết sức thận trọng
Mạnh Tử nói: “Trong lời nói, chúng ta phải tôn trọng, bảo vệ tôn nghiêm của người khác, những lời nói ra khiến đối phương nghe mà thấy tâm trạng vui vẻ”. Chỉ cần trước khi nói, chúng ta biết suy nghĩ một chút, không được làm tổn thương đến sự tôn nghiêm cũng như bảo vệ tôn nghiêm của người khác thì sẽ nhận được sự tôn trọng của họ. Nếu làm được điều này thì khi làm việc, chúng ta sẽ giảm đi được rất nhiều trở ngại cho bản thân, đồng thời các mối quan hệ xã hội cũng nhờ vậy mà trở nên tốt đẹp hơn.
Để tránh nói ra những lời làm tổn thương đến người xung quanh, hãy thử suy xét những điểm sau:
(1) Tôn trọng nhân cách người khác: Mỗi người đều bình đẳng về nhân cách, vì vậy chúng ta phải đối xử bình đẳng với họ. Mỗi con người đều có tôn nghiêm của mình, vì vậy trong khi giao tiếp, chúng ta nhất định phải công bằng, chính trực, bình đẳng.
(2) Tôn trọng ưu điểm, bỏ qua khuyết điểm của người khác: Không ai là hoàn hảo, mỗi người đều có ưu cũng như nhược điểm và thiếu sót của mình. Chúng ta không được cười nhạo, coi thường khuyết điểm của người khác, phải đối xử công bằng với mọi người.
2. Thay đổi câu cửa miệng thiếu lịch sự
(1) Nhất định phải nhận thức được sự nguy hại của những câu cửa miệng không hay, để bản thân sinh cảm giác căm ghét: Chúng ta cần tăng cường loại bỏ “rác thải ngôn ngữ” và khắc phục thói quen này ngay trong tư tưởng. Phải có động cơ mãnh liệt thì hiệu quả sẽ càng cao.
(2) Phải trung thành với lời hứa, thay đổi câu cửa miệng không hay, không kiếm cớ để từ bỏ: Nếu chúng ta bỏ qua một hành vi không tốt thì sau đó có thể sẽ bỏ qua cả nghìn lần. Bởi vậy, trước mỗi lần nói, chúng ta phải nhắc nhở bản thân, thay đổi phản xạ có điều kiện trước đây.
(3) Để những người bạn, người thân xung quanh giám sát bản thân: Khi câu cửa miệng không hay của chúng ta vừa đến miệng, bên cạnh có người kịp thời nhắc nhở, chúng ta sẽ dừng lại; lâu dần sẽ thành thói quen, khi chúng ta có ý định nói ra sẽ ngăn chặn được ngay.
3. Hạn chế bàn tán về bất cứ người nào
Nói xấu sau lưng bị người khác phát hiện sẽ không có được kết quả tốt đẹp. Hoặc là bị người khác coi thường, hoặc là bị người ta nhục mạ. Trước khi chuyện phiếm của người khác, nếu chúng ta có thể nghĩ tới hậu quả như vậy thì sẽ rất thận trọng
4. Nói chuyện không nên nói quá
(1) Không nói lời xung khắc: Khi đối phương nói lời xung khắc, chúng ta không được tiếp lời, đẩy mâu thuẫn lên cao mà phải khéo léo thuyết phục để đối phương đứng về phía mình. Không nên làm căng sự việc và cuộc nói chuyện, nếu không cả hai sau này gặp mặt đều rất khó xử.
(2) Chú ý ngữ khí của bản thân: Khi đề cập tới vấn đề mang tính nguyên tắc, chúng ta nên dùng ngữ khí nhẹ nhàng để bày tỏ yêu cầu hoặc nguyện vọng, không nên tạo cho đối phương cảm giác uy hiếp trong lời nói; nhất định phải dùng ngữ khí ôn hòa để thương lượng, bàn bạc hoặc trưng cầu ý kiến khiến đối phương cảm nhận được sự thân thiết của mình.
(3) Tránh nói khoác: Chúng ta nói nhiều nhưng không làm được, người khác sẽ nghĩ rằng chúng ta đang nói khoác, không có bản lĩnh thật sự, sẽ khiến bản thân bị chán ghét, coi thường.
Tìm hiểu người khác trong một phút
1. Học cách thăm dò ý tứ qua lời nói và sắc mặt của đối phương
(1) Quan sát và thỏa mãn nhu cầu của đối phương: Trong cuộc sống hằng ngày, tốt nhất chúng ta cần quan sát biểu cảm của đối phương. Chúng ta cần nhạy cảm ngay cả với chi tiết nhỏ, nhìn rõ nhu cầu của đối phương, đồng thời thỏa mãn nhu cầu này của đối phương.
(2) Nghe chủ đề nói chuyện mà đối phương đề cập: Qua chủ đề mà đối phương nói chúng ta có thể nhìn ra con người họ như thế nào. Trong lúc nói chuyện con người sẽ vô tình thể hiện tính cách của mình, chúng ta có thể căn cứ vào đó để nhìn ra suy nghĩ của đối phương.
2. Thông qua trò chuyện đơn giản, nhìn thấu tâm lý đối phương 
  • Thông qua tốc độ và ngữ khí khi nói chuyện 
  • Thông qua âm điệu của đối phương
  • Thông qua cách nói chuyện
Kết
Trong xã hội “mở” ngày nay, mỗi người đều không thể tồn tại độc lập, đều phải giao tiếp với nhau cho dù là trí thức hay lao động chân tay. Nhưng trong một vài tình huống giao tiếp gặp phải những người khó giao lưu, chúng ta phải biết được cách gợi chuyện, giao tiếp khiến cho người ta phải “lột bỏ” vỏ ngoài lạnh lùng của họ. Cuốn sách “Nói thế nào để được chào đón, làm thế nào để được ghi nhận” sẽ dạy bạn những tuyệt chiêu giao tiếp vô cùng sắc sảo và khéo léo với cách giải thích dễ hiểu, ngắn gọn dựa trên phân tích tâm lí học, giúp bạn trở thành cao thủ giao tiếp.
                                                                                                                                              Theo Ngọc Mai

CHA GIÀU, CHA NGHÈO: Cuốn sách tuyệt vời giúp bạn trở nên giàu có

Giới thiệu sách: CHA GIÀU, CHA NGHÈO

Có nhiều cách để chúng ta cải thiện cuộc sống và thu nhập, nhưng với “cha giàu, cha nghèo” của Robert Kiyosaki, bạn sẽ biết được chìa khóa nền tảng để trở nên giàu có.

Kiyosaki may mắn sinh ra ở bờ biển đẹp đầy nắng gió Hawaii, chưa hết, ông còn có được hai người cha tuyệt vời với hai gia cảnh khác xa nhau cho ông những lời khuyên hữu ích về tiền bạc và cuộc sống. Chính điểm này đã giúp Kiyosaki quan sát được bức tranh tổng quát về cách thế giới vận hành từ đó đúc kết kinh nghiệm của hai người cha và giúp ông đưa ra các quyết định quan trọng trong cả cuộc đời.
"Cha giàu, cha nghèo" là tích hợp các lời dạy của người cha giàu, và đó là sự lựa chọn của Kiyosaki. Cuốn sách này khiến bạn suy nghĩ. Nó buộc bạn phải tập trung không chỉ về đầu tư vào tài sản mà còn về thái độ của chúng ta trong cuộc sống và công việc.
Kiyosaki cho rằng, đa số chúng ta đang bị kìm hãm bởi nỗi lo sợ. Tính cách được quyết định bởi thái độ của chúng ta với tiền bạc. Nếu chúng ta có thể thay đổi thái độ của mình với rủi ro và của cải, chúng ta sẽ bắt đầu suy nghĩ, hành động và sống với nền tảng thật của chính mình. Nhưng trước hết chúng ta phải trang bị và trở nên thông minh với những kỹ năng tài chính.
Sau đây, những điểm chính và bài học giàu có từ cuốn "Cha giàu, cha nghèo" của Robert Kiyosaki:

1. Bắt đồng tiền làm việc

Theo Kiyosaki, người giàu không chú trọng lắm đến khoản tiền trả công sau khi hoàn thành công việc, điều mà họ quan tâm nhiều hơn chính là thứ làm ra tiền ngay cả khi họ kông có mặt ở đó. Không những tìm kiếm công việc, họ còn mở rộng và tìm kiếm thứ tài sản có thể mang lại cho họ nguồn thu nhập. Như người cha giàu nói với Kiyosaki: "Nếu con tìm kiếm tiền và được an toàn, đó là tất cả những gì con sẽ có. Con có thể có tiền nhưng không tìm thấy nguồn tạo ra tiền."
Sự khác nhau căn bản giữa người giàu với người nghèo và người trung bình là người giàu biết điểm khác nhau giữa tài sản và nợ. Bất kể thứ gì tạo ra tiền và thực sự bỏ tiền vào túi bạn sau khi đầu tư là tài sản. Tất cả thứ khác bạn sở hữu và nghĩ là tài sản, nó lấy tiền khỏi túi của bạn, mua vì sở thích cá nhân và không vì lợi ích kinh tế thì là nợ. Hãy học cách tạo ra thu nhập từ tài sản mà bạn không cần phải ở đó nhưng vẫn có thể làm ra được tiền. Nói cách khác, hãy tìm cách để bắt đồng tiền làm việc trong khi bạn sắm vai ông chủ của nó.
2. Bổ sung kiến thức tài chính
Cha giàu có lần nói với Kiyosaki rằng kế toán là một câu chuyện bằng số, và nếu bạn hiểu cũng như biết đọc câu chuyện này thì bạn sẽ có lợi thế vô cùng lớn. Hiểu biết về tài chính cũng quan trọng như biết đọc và biết viết. "Mù chữ, về cả chữ viết và con số, là nền tảng của sự khốn khó, vất vả về tài chính." Kiyosaki nói.
Trước khi thực hiện bất kỳ sự đầu tư nào, hãy tự học và tính toán về sự lựa chọn và cơ hội. Bạn càng biết nhiều thì các xác suất thắng từ quyết định của bạn càng lớn. Thiếu kiến thức cơ bản về tài chính cùng với mong muốn làm giàu nhanh chóng sẽ dẫn đến tai họa. Nhiều người, khi bị thôi thúc làm giàu, cố gắng xây dựng tòa nhà cao tầng trên một thanh vật liệu chỉ dài độ khoảng 18cm và tai họa là điều chắc chắn sẽ xảy ra.
Kiyosaki cũng nói thêm rằng chuyên môn hóa là con đường dẫn đến thành công. Quan điểm của ông là nếu bạn càng biết nhiều về một việc gì, bạn sẽ được nhận nhiều tiền hơn cho kiến thức chuyên môn của mình. Cái nguy hại đối với việc này là nó sẽ che khuất các khía cạnh kinh doanh trong khi bạn đang tập trung cho nghề nghiệp của chính mình. Bởi vì đa số chúng ta sẽ trở thành người theo cách chúng ta học.
Có nghĩa là nếu học nấu ăn, bạn sẽ trở thành đầu bếp và nếu bạn học ngành y, công việc của bạn sẽ gắn liền với vai trò bác sĩ hay một bác sĩ chuyên khoa. Vì bạn biết sâu về lĩnh vực của mình, bạn sẽ có giá đối với bất kỳ ai thuê bạn làm việc. Nhưng do dành nhiều thời gian cho việc kiếm tiền và trau dồi bản thân mình mà quên nghĩ cách phát triển độc lập công việc của chính bản thân. Và yếu tố quan trọng không thể thiếu của nó là kỹ năng tài chính. Hãy đảm bảo kiến thức tài chính không bị bỏ sót trong quá trình học của mỗi người.

3. Không để cảm xúc phá hủy nền tảng thành công

Chìa khóa để có thể kiểm soát tiền bạc chính là kiểm soát cảm xúc. Chúng ta có thể mua quần áo, xe cộ, nhà cửa theo cảm xúc nhưng khi đầu tư chúng ta buộc phải sử dụng lý trí. Nhiều người có một món tiền lớn ngoài mong đợi hay vận may từ trên trời rơi xuống đều đánh mất nó trong vòng một hay hai năm. Trong những tình huống này, thiếu kiến thức tài chính hay thiếu sự tự kỷ luật trong cảm xúc là nguyên nhân chính.
Trở nên giàu có cần phải có sự tự kỷ luật và khả năng tách bạch cảm giác lo lắng, tham lam ra khỏi quyết định đầu tư. Sự hiểu biết về chính bản thân đóng vai trò quan trọng cho tương lai tài chính của mỗi người. Bởi vì, sự thịnh vượng đan xen với sự phát triển kỹ năng con người là một trong những điều quan trọng cho việc vươn tới sự giàu có ở thế kỷ 21.
Kiyosaki cũng nói thêm rằng nếu không làm cho đầu óc mình làm việc, tư duy và học hỏi, bạn sẽ luôn dẫm chân tại chỗ. Các cơ hội thường đến từ những đầu óc cởi mở hơn. Và điều đặc biệt quan trọng, đầu tư tiền vào việc hoàn thiện bản thân luôn là cách đầu tư thông minh nhất.

- Đặt mua sách: Cha giàu - Cha nghèo của Nhà Sách Thiên Khải

- Đọc sách online: Cha giàu - Cha nghèo

Giới thiêu sách, Cha giàu cha nghèo

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

GIỚI THIỆU SÁCH: ĐẮC NHÂN TÂM VÀ QUẲNG GÁNH LO ĐI VÀ VUI SỐNG.

Tiếp theo chuyên mục 'NUÔI DƯỠNG THIÊN TÀI', Trang Giới thiệu sách của Nhà Sách Thiên Khải xin trân trọng gửi tới các quý phụ huynh và các em 2 cuốn sách nổi tiếng của tác giả - diễn giả nổi tiếng người Mỹ: DALE CARNEGIE

ĐẮC NHÂN TÂM.

Đắc Nhân Tâm – How To Win Friends and Influence People của Dale Carnegie là tác phẩm nổi tiếng nhất, bán chạy nhất và có tầm ảnh hưởng nhất của mọi thời đại. Cuốn sách đã được chuyển ngữ sang hầu hết các thứ tiếng trên thế giới và có mặt ở hàng trăm quốc gia. Đây là cuốn sách liên tục đứng đầu danh mục sách bán chạy nhất (Best-selling Books) do thời báoNew York Times bình chọn suốt 10 năm liền. Tác phẩm được đánh giá là cuốn sách đầu tiên và hay nhất trong thể loại này, có ảnh hưởng thay đổi cuộc đời đối với hàng triệu người trên thế giới.
Đắc Nhân Tâm là nghệ thuật thu phục lòng người, là làm cho tất cả mọi người yêu mến mình. “Đắc Nhân Tâm” cần được cảm nhận bằng sự hiểu rõ bản thân, thành thật với chính mình, hiểu biết và quan tâm đến những người xung quanh để nhìn ra, khơi gợi những tiềm năng ẩn khuất nơi họ và giúp họ phát triển lên một tầm cao mới.
Cuốn sách viết về cách đối nhân sử thế khá dễ hiểu và có thể áp dụng vào thực tế, trong mỗi mục đều có mỗi triết lý riêng, khi đọc chắc chắn chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh của mình trong đó, chúng ta sẽ thấy được những lỗi trong cách ứng sử tưởng chừng như đơn giản nhưng ta chưa chú tâm tới, những cách ứng sử mà có lẽ ta cũng đã biết nhưng dường như đã lãng quên. Một cuốn sách đáng đọc dành cho người trẻ để học hỏi và người già để ngẫm nghĩ .
Ở Việt Nam, tác phẩm How to Win Friends and Influence People của Dale Carnegie đã có hơn 50 năm gắn bó cùng bạn đọc Việt Nam qua bản dịch Đắc Nhân Tâm của học giả Nguyễn Hiến Lê và đã giúp nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam thành công trong cuộc sống. Trong suốt 50 năm ấy, How to Win Friends and Influence People từng nhiều lần được những người con của Dale chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thời đại mới. Rất nhiều ví dụ, dẫn chứng quá cũ đã được thay bằng những câu chuyện mới, mang tính thời đại và ý nghĩa hơn. Và đó cũng chính là mong muốn của Dale Carnegie lúc sinh thời. Ông vẫn hằng mong tác phẩm của mình có một sức sống hợp với thời đại và ngày càng lan tỏa, phát triển mãi.
Chính vì sự cập nhật mới của tác phẩm cũng như khát khao mang đến cho độc giả Việt Nam một tác phẩm thật sự giá trị về nghệ thuật giao tiếp và chinh phục lòng người, First News đã quyết định mua bản quyền ấn bản mới nhất và biên dịch lại tác phẩm nổi tiếng này.
Cũng như nhiều người đã từng chiêm nghiệm và thành công nhờ những triết lý trong quyển sách này, ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch và Tổng Giám đốc Pepsico, Indochina, đã chia sẻ cảm nhận sâu sắc của mình: “Đắc Nhân Tâm không đơn thuần là cách cư xử chỉ để được lòng người. Đó là một trong những nhận thức hình thành nhân cách con người theo những chuẩn giá trị được đa số đồng ý và chia sẻ. Trong cuộc sống, Đắc Nhân Tâm thể hiện qua sự quan tâm, tôn trọng những người quanh ta và xã hội mình đang sống. Trong kinh doanh, nó thể hiện sự công bằng (fairness) và tư duy cùng thắng (win-win). Trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội qua sự đóng góp của bản thân từng con người và doanh nghiệp, hiểu theo “đắc nhân tâm”, sẽ không còn là sự “cố gắng làm hài lòng” hoặc “ban phát” mà chính là thước đo nhân cách, là bổn phận và trách nhiệm của những người quản lý và doanh nghiệp đó.”
Không còn nữa khái niệm giới hạn Đắc Nhân Tâm là nghệ thuật thu phục lòng người, là làm cho tất cả mọi người yêu mến mình. Đắc Nhân Tâm của thời đại mới đòi hỏi sự hiện diện của cái Tâm, cái Tầm và cái Tài trong mỗi người chúng ta. Đắc Nhân Tâm trong ý nghĩa đó cần được thụ đắc bằng sự hiểu rõ bản thân, thành thật với chính mình,hiểu biết và quan tâm đến những người xung quanh để nhìn ra và khơi gợi những tiềm năng ẩn khuất nơi họ, giúp họ phát triển lên một tầm cao mới. Đây chính là nghệ thuật cao nhất về con người và chính là ý nghĩa sâu sắc nhất đúc kết từ những nguyên tắc vàng của Dale Carnegie.

Đồng cảm với mục đích tốt đẹp của First News và mong muốn góp phần phát triển nét văn hóa ứng xử “Đắc Nhân Tâm” ở Việt Nam, Trường Doanh nhân Đắc Nhân Tâm - đại diện chính thức của tổ chức Dale Carnegie tại Việt Nam – đã đồng hành với First News để giới thiệu quyển sách “đầu tiên và hay nhất mọi thời đại về nghệ thuật giao tiếp và ứng xử”, quyển sách đã từng mang đến thành công và hạnh phúc cho hàng triệu người trên khắp thế giới.

QUẲNG GÁNH LO ĐI VÀ VUI SỐNG.

Cùng với cuốn sách Đắc Nhân Tâm - How to Win Friends and Influence People, First News vừa ký hợp đồng chuyển nhượng bản quyền với tập đoàn xuất bản Simon & Schuster, Hoa Kỳ xuất bản và phát hành cuốn Quẳng gánh lo đi & vui sống – How to Stop Worrying and Start Living. Đây là bản dịch đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam từ trước đến nay có bản quyền từ nhà xuất bản gốc và được sự đồng ý của gia đình Dale Carnegie.
Quẳng gánh lo đi và vui sống của là tác phẩm rất tuyệt vời dành cho tất cả mọi người. Trong sách, tác giả đã đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau khiến chúng ta phài lo lắng, phiền muộn. Đồng thời, Dale Carnegie cũng đưa vào sách một số cẩm nang mà chúng ta có thể áp dụng để hạn chế việc lo lắng hay tiêu diệt nó một cách thích đáng nhất có thể. Đọc Quẳng gánh lo đi và vui sống để tìm thấy cho mình cách thích hợp nhất giả tỏa căng thẳng của hiện tại và lo lắng về tương lai theo tinh thần của Dale Carnegie.
Ở Việt Nam, tác phẩm How to Stop Worrying and Start Living của Dale Carnegie đã có 50 năm gắn bó cùng bạn đọc Việt Nam qua bản dịch Quẳng gánh lo đi & vui sống của Học giả Nguyễn Hiến Lê và đã giúp nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam có được sự hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Trong suốt thời gian tồn tại của mình, tác phẩm đã từng nhiều lần được những người con của Dale chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thời đại mới. Rất nhiều ví dụ, dẫn chứng quá cũ đã được thay bằng những câu chuyện mới, mang tính thời đại và ý nghĩa hơn. Chính vì sự cập nhật mới của tác phẩm cũng như khát khao mang đến cho độc giả Việt Nam một cuốn sách thật sự giá trị về những ý tưởng tuyệt vời để sống thanh thản và hạnh phúc, First News đã quyết định mua bản quyền ấn bản mới nhất và biên dịch lại tác phẩm nổi tiếng này.
Cuộc sống là một chuỗi những điều kỳ diệu và không ai trong chúng ta biết trước được điều gì sẽ xảy ra. Bức tranh cuộc sống có người giàu – kẻ nghèo, có người mạnh khỏe – người bệnh tật, có người lạc quan – có kẻ bi quan, có người luôn vui vẻ, tin yêu cuộc sống nhưng cũng có người buồn chán, thất vọng về mọi thứ. Và như chúng ta cũng thấy trong thực tế, một trong những đặc điểm thường trực và rắc rối của những người trưởng thành là sự lo lắng. Bạn là doanh nhân – giám đốc điều hành, nhân viên bán hàng, kỹ sư, kế toán; hay bạn đang làm việc trong bất kỳ ngành nghề nào hoặc bạn là nhà nội trợ hay là người đang thất nghiệp; nhưng hầu như ai cũng có những rắc rối của riêng mình! Có thể đó là những vấn đề khiến bạn lo lắng về tinh thần hay về vật chất. Nhưng bằng một cách vô hình nào đó, chúng đã và sẽ làm bạn dần hao mòn năng lượng và tình yêu cuộc sống, làm cho bạn trở nên già nua, xấu xí và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự minh mẫn của bạn.
Và cuốn sách Quẳng gánh lo đi & vui sống – How to Stop Worrying and Start Living sẽ chứa đựng những “bí kíp” cũng như bài học để bạn thoát khỏi sự lo lắng, hướng đến một cuộc sống bình yên và hạnh phúc.
Cuốn sách được tác giả bắt tay vào thực hiện sau 5 năm nghiên cứu, tham khảo hàng trăm cuốn sách, bài viết và những cuộc phỏng vấn, trò chuyện với rất nhiều người nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực khác nhau về những những thành công, niềm vui và cả những nổi âu lo ở họ.
Thêm vào đó, với vai trò là giáo viên đứng lớp về các lớp học buổi tối dành cho người lớn để giải tỏa những nỗi lo lắng và hướng dẫn những cách thức, kinh nghiệm để đạt được thành công trong cuộc sống, tác giả đã có thời gian dài làm việc trong “một phòng thử nghiệm chế ngự lo lắng”. Ở đó, tác giả cùng các học viên của mình cùng đề ra một số quy tắc nhằm chế ngự lo lắng rồi yêu cầu học viên áp dụng chúng vào cuộc sống và báo cáo kết quả đạt được trước lớp. Một số người khác thì kể lại những cách thức mà họ đã sử dụng trong quá khứ. Những nội dung này cùng nhiều chia sẻ của các học viên đã cung cấp kinh nghiệm cho tác giả trong việc hình thành cuốn sách.
Do đó, cuốn sách này không hề là một mớ lý thuyết xa rời thực tế. Nó cũng không phải là một bài thuyết giảng kinh viện, giải thích những cơ chế khoa học nhằm kiểm soát những nỗi lo lắng. Đó là một tài liệu chính xác, súc tích kể lại việc hàng nghìn người trưởng thành đã chế ngự nỗi lo lắng của mình ra sao. Có một điều chắc chắn rằng: Đây là một cuốn sách gắn liền với thực tế, và bạn có thể ứng dụng nó dễ dàng.
Cuốn sách gồm 8 phần chia sẻ những nội dung xoay quanh sự lo lắng, những câu chuyện có thật về kinh nghiệm chế ngự và nguyên tắc loại bỏ nỗi lo lắng. Theo đó, cuốn sách trình bày 6 Cách tránh mệt mỏi và lo lắng đồng thời nâng cao tinh thần và sức lực, hơn thế nữa là Phương pháp phân tích và giải quyết nỗi loCách thức gạt bỏ nỗi lo bị chỉ trích7 Cách luyện tinh thần để sống thanh thản và hạnh phúc... Một nội dung lớn được đề cập và phân tích sâu sắc, đồng thời là phương châm ngắn gọn nhất mà chúng ta có thể áp dụng là: Phương cách tuyệt vời để chế ngự nỗi lo lắng là lấy niềm tin làm điểm tựa. Mỗi nội dung, chủ đề đều được minh họa bằng nhiều câu chuyện có thật.
Cuốn sách là tập hợp những công thức giải tỏa lo lắng hiệu quả và đã được thời gian kiểm chứng. Và có thể bạn sẽ không thấy điều gì mới mẻ, nhưng bạn sẽ nhận ra nhiều điều đã bị chúng ta bỏ quên. Vấn đề không phải là chúng ta không biết hay không hiểu, mà là chúng ta không hành động. Mục đích của cuốn sách này là kể lại, làm sáng tỏ, tôn vinh và phân tích dưới góc nhìn mới của thời đại về những chân lý căn bản đã có từ xa xưa, nhằm xây dựng niềm tin nơi bạn và giúp bạn tự tin áp dụng chúng.
Khi chọn đọc cuốn sách này, chắc hẳn điều mà bạn mong mỏi là thực hiện một sự thay đổi. Vậy thì bạn còn chần chờ gì nữa?
- Đọc thêm giới thiệu về bộ sách tại Trang Góc Nhìn Giáo Dục - Nhà Sách Thiên Khải.